Trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ bức xạ

Research and Development Center for Radiation Technology
Ngôn ngữ
Liên hệ
Dịch vụ
Nghiên cứu đào tạo

    1.      MÁY ĐO QUANG PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN UV-VIS

    Phiên bản: V630

    Hãng sản xuất: Jasco-Nhật

    Máy quang phổ UV - VIS vận hành trên cơ sở đo độ hấp thụ ánh sáng đặc trưng cũng như độ truyền quang ở các bước sóng khác nhau, nhờ đó kết quả thu được nhanh và chính xác, đặc biệt là việc ứng dụng thiết bị trong ngành đồ uống để xác định thành phần vi lượng cũng như các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, máy còn được sử dụng để so màu trong phân tích các kim loại nặng như Cr, As, Zn, Al, Hg …

    ƯU ĐIỂM

    -        Dễ sử dụng bằng phần mềm: Đo độ hấp thụ, độ truyền quang hoặc đo nồng độ với hệ số nồng độ hay hệ số nồng độ chuẩn như μg/ml, mg/ml, g/l, ppb, ppm, %, IU, mM/l, M/l hoặc các giá trị nồng độ khác có thể đưa vào qua bàn phím, hiển thị liên tục giá trị đo không cần nhấm phím đọc.

    -        Có chức năng định lượng và quét phổ có thể điều chỉnh mang lại hiệu quả cao, chính xác

    -        Có chức năng tính toán nồng độ, độ tinh khiết cho DNA/protein

    -        Có chức năng đo đa bước sóng

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

    A. Máy chính:

    – Điều khiển hoàn toàn bằng máy tính thông qua phần mềm.

    – Hệ thống quang học hai chùm tia

    – Thang đo bước sóng: 190 -1100 nm

    – Độ chính xác bước sóng:  ± 0.2 nm (tại 656.1 nm)

    – Độ lặp lại bước sóng:  ± 0.1 nm

    – Độ rộng khe phổ:  1.5 nm

    – Tốc độ quét bước sóng: 10 – 800 nm/phút

    – Tốc độ quay: 12.000 nm/phút

    – Hệ thống quang học: hai chùm tia, cách tử nhiễu xạ 1.200 vạch / mm

    – Nguồn sáng đèn Deuterium 190 ~ 350 nm và Halogen 330 ~ 1100 nm

    – Đầu dò: Silicon photodiode

    – Khoảng trắc quang:

    + Hấp thu: -2 đến + 3 Abs / ±10000 %T

    – Độ chính xác trắc quang ± 0.002 Abs (0 – 0.5Abs); ± 0.003 Abs (0.5 – 1 Abs); ±3 %T

    – Độ lặp lại trắc quang:  ± 0.001 Abs (0 – 0.5Abs); ± 0.003 Abs (0.5 – 1Abs)

    – Độ ổn định đường nền: ≤ ±0.0004 Abs / giờ

    – Độ phẳng đường nền:  ± 0.0006 Abs / giờ

    – Độ nhiễu:  0.00006 Abs

    – Nguồn điện: 230V/ 50Hz, 105VA

    B. Điều khiển thiết bị hoàn toàn bằng máy vi tính thông qua phần mềm:

    – Điều khiển thiết bị, hiển thị dữ liệu, lưu trữ số liệu, tạo lập báo cáo.

    – Phần mềm chạy trên môi trường Windows cho phép dễ dàng xử lý, cắt dán, tạo báo cáo trong Microsoft Word, lưu trữ số liệu trong Excel.

    – Cài đặt các thông tin số làm việc đơn giản như :quét phổ ,xử lý phổ ,tốc độ quét phổ,độ rộng khe phổ ,số lần đo lặp lại, khoảng bước sóng chuyển đổi đèn.

    – Cho biết các thông tin về mẫu: việc chuẩn bị mẫu, giới hạn kiểm tra , gợi ý cho những thông tin bắt buộc cho việc chuẩn hóa mẫu.

    – Dễ dàng chọn lựa phương pháp xử lý số liệu, kết quả, đánh giá kết quả theo phương pháp xử lý thống kê.

    Phần mềm có các chế độ đo:

    + Chế độ trắc quang

    + Chế độ quang phổ

    + Chế độ định lượng

    + Chế độ động học

     

    2. MÁY ĐO QUANG PHỔ HỒNG NGOẠI CHUYỂN HÓA FOURIER TRANSFORMATION INFRARED SPECTROPHOTOMETER

    Phiên bản: FTIR 8400s

    Hãng: Shimadzu

     Máy đo quang phổ FTIR dùng để nghiên cứu dao động của các cấu trúc trong phân tử, để xác định độ tinh khiết chất, suy đoán về tính đối xứng của phân tử hay phân tích định lượng…

    ƯU ĐIỂM

    -        Ưu điểm vượt trội của phương pháp đo hồng ngoại so với các phương pháp phân tích cấu trúc khác (nhiễu xạ tia X, công hưởng từ điện tử…) là sự cung cấp thông tin về cấu trúc nhanh chóng, không đòi hỏi phương pháp tính toán phức tạp.

    -        FTIR có giao thoa kế Michelson, nguồn sáng là đèn Nerst/ đèn global phát ra bức xạ hồng ngoại liên tục

    -        Nhận dạng vật liệu và định lượng: hợp chất hữu cơ, cấu trúc, xác định vật liệu đồng nhất

    -        Khả năng phân tích: Hiệu suất kết dính, định lượng thiết bị đúc nhỏ, phân lớp vật liệu, ăn mòn hóa học

    -        Chất lượng điều khiển hiển thị: So sánh mẫu, cách thức định lượng, so sánh vật liệu từ nhiều mẫu khác nhau

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    -        Giao thoa kế: Kiểu Michelson với góc 30º

    -        Hệ thống quang học: một chùm tia

    -        Bộ phân tia: đĩa Kbr bọc với Germanium

    -        Nguồn sáng: gốm có độ sáng cao

    -        Detector: độ nhạy cao kiểm soát nhiệt độ

    -        S/N ratio: cao hơn 20000:1 (KRS-5 window, 4cm-1, 1 phút, 2200cm-1, P-P)

    -        Thang đo bước sóng: 7,800cm-1 - 350cm-1

    -        Resolution: 0.85, 1, 2, 4, 8, 16 (cm-1)

    -        Tốc độ gương: 3 bước 2.8, 5, 9mm/sec

    -        Nguồn: He-Ne laser

    -        Buổng để mẫu (rộng x dài x cao) 200 x 230 x 170 (mm)

    -      Chức năng: Arithmetic operation between spectrum and constant, Arithmetic operation among spectra, Spectral subtraction, Peak detection, Smoothing, Derivative, Baseline correction, Data correction, Normalization, Kubelka-Munk conversion, Kramers-Kronig analysis, ATR correction

    -        Nguồn điện: AC100/120/220/230/240V 50/60Hz 160VA

    -        Nhiệt độ hoạt động: 15-30ºC

     

    3.  MÁY PHÂN TÍCH NHIỆT TRỌNG- VI SAI (DTG/TA)

    Phiên bản: DTG 60

    Hãng: Shimadzu

       DTG 60 máy phân tích nhiệt với phương pháp phân tích nhiệt đồng thời sau:

    -        Phân tích nhiệt trọng lượng (TG): dựa trên cơ sở ghi liên tục sự thay đổi khối lượng của mẫu dưới sự thay đổi của nhiệt độ. Thường được sử dụng khi phân tích định lượng các thay đổi vật lý hoặc hóa học với sự thay đổi về khối lượng. Ví dụ: Đo sự thay đổi khối lượng do các biến đổi hóa học như do sự mất nước, phân hủy, oxi hóa khử,… và các biến đổi vật lý như: thăng hoa, bay hơi, hấp thụ, khứ hấp thụ.

    -        Phân tích nhiệt vi sai (DTA): dùng để phát hiện sự chênh lệch nhiệt độ của mẫu đo và mẫu chuẩn để xác định các biến đổi nhiệt bên trong mẫu đang diễn ra sự thay đổi vật lý và hóa học khi mẫu được gia nhiệt hoặc làm lạnh.

    Máy có kiểu thiệt kế trục hình chữ X để giữ sự cân bằng, nhờ đó ghi lại kết quả chạy bén và chính xác cho sự thay đổi khối lượng. Hai DTA detector được bố trí cân đối và rất nhạy để ghi lại bất kì biến đổi về DTA. Có thể thiết kế một lần lên tới 24 mẫu để phân tích từ động trong 24 giờ.

    Kết quả ví dụ:

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    Kiểu cân: Kiểu đĩa cân đo vi sai thiết kế song song

    Phạm vi nhiệt độ: Nhiệt độ thường cho đến 1100ºC

    Khoảng đo được: ± 500mg, ± 1000µV

    Có thể đọc được: 0.001mg

    Khối lượng mẫu tối đa: 1g tổng trọng lượng

    Kích thước (rộng, dài, cao): 386, 590, 540(mm)

    Khối lượng máy: 33Kg

    Nguồn điện yêu cầu: AC100, 120V, 1300VA, 50/60Hz

     

    4.  MÁY ĐO GÓC TIẾP XÚC (CONTACT ANGLE MEASURING SYSTEM)

    Hãng: Dataphysics

    Phiên bản: OCA 20L

    Khả năng thấm ướt là khả năng loang ra của một chất lỏng trên bề mặt rắn, chẳng hạn như bề mặt nhựa dùng để in. Nước được đổ lên bề mặt vật liệu thấm ướt sẽ trải ra thành một lớp mỏng, khi trên bề mặt không thấm ướt thì nước tụ lại thành giọt. Góc tạo ra giữa bề mặt giọt chất lỏng và bề mặt vật liệu (góc tiếp xúc) cho biết khả năng thấm ướt.

    Máy đo góc tiếp xúc: xác định góc tiếp xúc chất lỏng trên bề mặt chất rắn (hoặc sức căng bề mặt của chất lỏng) trong môi trường không khí hay môi trường chất lỏng khác.

    Máy đo góc tiếp xúc có khả năng xác đinh khả năng thấm ướt của bề mặt rắn, năng lượng tự do, năng lượng của bề mặt chất rắn và các thành phần khác….

    Ứng dụng máy đo góc tiếp xúc:

    -        Xác định góc tiếp xúc của bề mặt

    -        Xác định năng lượng tự do bề mặt của chất rắn và các thành phần của nó.

    -        Xác định độ sạch của bề mặt chất rắn (sản xuất màn hình smart phone ….)

    -        Xác định khả năng thấm ướt của bề mặt chất rắn

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    -        Kích thước mẫu lớn nhất (Dài x rộng x cao): 330 x ∞ x 60 mm, 12'-Wafer on WT 300M/E

    -        Kích thước khung mẫu (Dài x rộng): 160 x 160 mm

    -        Thang đo góc tiếp xúc: 0 - 180° với độ chính xác ±0.1° bằng hệ thống quay video

    -        Thang đo sức căng bề mặt 1.10-2 - 2.103 mN/m.

    -        Độ phân giải: ± 0,05 mN/m

    -        Hệ thống quang học:

    o   6 mức điều chỉnh tiêu cự (0.7 - 4.5 lần khuếch đại) với tiêu điểm tích hợp (± 6 mm).

    o   Đèn LED chiếu sáng chiều chình độ sáng qua phần mềm

    -        Hệ thống truyền ảnh:

    o   CCD camera với độ phân giải tối đa 768 x 576 pixel2.

    o   Tầm quan sát (FOV): 1.75 x 1.4 - 11.7 x 9 mm.

    o   Độ sai lệch quang học: < 0,05 %

    o   Hiệu suất cao với 132 Mb/s tốc độ truyền dữ liệu (Tương thích với tiêu chuẩn châu Âu CCIR và tiêu chuẩn Mỹ RS-170).

    o   Lên đến 50 khung hình/giây tốc độ bấm

    -        Các phương pháp đo lường:

    o   Sessile & Captive Drop method

    o   Tilting Plate method

    o   Pendant Drop method

    o   Optical Wilhelmy Plate and Rod-/Thread method (Để đo polymer nóng chảy và chỉ cho vật liệu composite).

    -        Phần mềm (SCA 20, SCA 21, SCA 23, SCA 23): Điều khiển đo lường và phân tích các góc tĩnh, góc động và được ghi nhận theo phương pháp “Sessile & Captive Drop” cũng như hình dạng theo phương pháp Pendant drop. Tính tóan năng lượng tự do sức căng bề mặt của chất rắn và chất lỏng cũng như các thành phần khác (dispersiv, polar and hydrogen bond parts, acid and base portions, respectively) theo giả thuyết của Wu, Zisman, Owens-Wendt, Extended Fowkes, Schultz 1 + 2, Fowkes, van Oss & Good, và Neumann

    -        Đo nhiệt độ và thang đo nhiệt độ: Đo nhiệt độ tổng và hiện thị trên màn hình kỹ thuật số; đầu vào 2x Pt100 cho -60°C- 450°C (Tuỳ chọn Pt100) , 0.1K độ phân giải; độ chính xác : 1/3 DIN IEC 751 ( ± 0,03 % ), lớp B

    -        Kích thước (dài x rộng x cao): 700 x 280 x 550 mm

    -        Khối lượng: 20kg

    -        Nguồn điện: 100-240 VAC, 50-60Hz, 70W

     

    5.  MÁY SẤY PHUN

    Phiên bản: ADL311

    Hãng: Yamato

    Máy sấy phun ADLS 311 chuyên dùng để sấy phun các sản phẩm lỏng thành dạng bột trực tiếp, hiệu quả cao với thời gian ngắn, cho sản phẩm là những thành phần hạt mịn.

    Ưu điểm:

    -        Không diễn ra quá trình oxi hoá, hàm lượng nước trong bột thấp và không bị nhiễm bẩn.

    -        Cài đặt các thông số sấy phun, nhiệt độ đầu vào và đầu ra hiển thị trên màn hình, kiểm soát lưu lượng khí thay đổi cho hoạt động tối ưu.

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    -        Dạng mẫu hỗ trợ: mẫu hòa tan trong nước

    -        Khả năng bay hơi lớn nhất: 1300ml / giờ

    -        Dải điều khiển nhiệt độ: 40ºC ~220ºC

    -        Độ chính xác nhiệt độ: ±1ºC

    -        Dải điều khiển lượng khí làm khô: 0-0.7m3/phút

    -        Dải điều khiển áp suất khí sấy: 0-0.3MPa

    -        Bơm cấp dung dịch mẫu: Bơm nhu động tốc độ cố định, 0 - 26ml/phút.

    -        Hệ thống thổi khí nén: Sử dụng dòng khí dạng xung, điều khiển đóng mở bằng van điện từ và có điều khiển thời gian.]Thông tin xuất ra: Nhiệt độ đầu vào, đầu ra (4-20mA)

    -        Bộ điều khiển nhiệt độ: Bộ điều khiển nhiệt độ số PID

    -        Bộ điều khiển cảm ứng chạm: Dòng khí, bộ đốt, tốc độ  cấp mẫu, chuyển mạch dòng xung, hiển thị lỗi

    -        Chuyển mạch điều khiển: Nhiệt độ đầu vào, nhiệt độ đầu ra

    -        Sensor nhiệt độ: K-thermocouple

    -        Bộ gia nhiệt: 2kW (200V) và 2.88 kW(240V)

    -        Bộ thổi khí: kiểu thổi vòng Bypass

    -        Bộ lọc: Lọc đầu vào và đầu ra

    -        Hệ thống khuấy: Sử dụng môtơ cảm ứng.

    -        Vòi phun: Vòi phun kép 1A (đường kính trong: 406µm, đường kính ngoài: 1270µm)

    -        Buồng sấy khô: vật liệu thuỷ tinh siêu cứng.

    -        Bình ngưng mẫu: vật liệu thuỷ tinh siêu cứng.

    -        Bình sản phẩm: vật liệu thuỷ tinh siêu cứng.

    -        Rửa đầu phun: sử dụng dòng khí nén dạng xung

    -        Các biện pháp an toàn: Bảo vệ quá nhiệt với nhiệt độ đầu vào và đầu ra,  quá dòng, lỗi kết nối vòi phun, chống mẫu quay ngược…

    -        Nguồn: AC200/220/240V, 1 pha, 16/17/18A

    -        Kích thước (WxDxH): 580x420x1,075mm

    -        Trọng lượng: 80kg.

     

    6.  HỆ THỐNG MÁY TRỘN KÍN BRABENDER

    Hãng: Brabender GmbH & Co.KG

    Model: Brabender Measurement and Control System Plastograph

    Máy trộn kín có thể trộn các loại vật liệu với nhau (composite, polymer) bằng phương pháp trộn nóng và ép nóng với thời gian và nhiệt độ tùy chỉnh. Thiết bị plastopgraph theo dõi và ghi lại momen xoắn khi cắt polymer với nhiệt độ, thời gian và tỷ lệ cắt dặt trước. Máy sử dụng trong nghiên cứu khả năng gia công của vật liệu, chế tạo vật liệu mới, xuất tấm vật liệu sau khi trộn.

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    Động cơ kỹ thuật số hóa 3.8 kW, khoảng mô-men xoắn 200 Nm và tốc độ 0.2-150 min-1, Plastograph EC là thiết bị đo hoàn hảo cho các phép đo thực tế với máy trộn và máy ép Brabender để kiểm tra chất lượng nguyên liệu thô và nguyên liệu đã được cải tiến song song với việc tối ưu hóa sản xuất trong quá trình sản xuất trong quy mô phòng thí nghiệm để điều tra thêm.

     

    7.  MÁY SIÊU LI TÂM: ULTRA REFRIDGERATED CENTRIFUGATION

    Model: Ultra 5.0

    Hãng: Hanil

    Máy siêu li tâm cho phép tách riêng biệt các tế bào quan trọng mà trước đây các bào  quan này chỉ quan sát được ở kính hiển vi điện tử. Điều này cũng cho phép định hướng các cấu tử enzyme của các bào quan, cung cấp những hiểu biết sâu sắc liên quan đến cấu trúc và chức năng tế bào. Máy còn có thể tách virus cho phép nghiên cứu kĩ lưỡng bản chất virus. Các đại phân tử như DNA, RNA, protein cũng có thể được phân tích một cách chi tiết đáp ứng với nhiều nhu cầu trong nghiên cứu hóa sinh.

    ƯU ĐIỂM MÁY

    -        Tốc độ tối đa 50,000 rpm (252,345xg)

    -        Hệ thống làm kín ngăn ngừa các chất độc hại rò rỉ ra bên ngoài

    -        Xử lý bề mặt rotor để tránh ăn mòn do các chất kiềm

    -        Vận hành và điều khiển dễ dàng

    -        Thiết kế tốt & chất lượng cao

    -        Có thể tiệt trùng motor

    -        Độ chân không cao và hệ thống lái cực kỳ linh hoạt ở tốc độ cao

    -        Có thể làm việc với các cấu trúc cực nhỏ cỡ micro hay các loại virus

    -        Theo dõi độ chân không bằng chân không kế điện tử

    THÔNG SỐ KỸ THUẬT

    Max. RPM 50000rpm
    Max. RCF 254345 xg
    Công suất tối đa 6 x 250ml
    Hiển thị và cài đặt tốc độ 1 rpm
    Thang đọ nhiệt độ -10oC ~ 40oC
    Khoảng thiết đặt nhiệt độ tới hạn 0oC ~ ±30oC
    Bộ đếm giờ 99 giờ 59 phút 59 giây
    Gia tốc 0~9 (10 bậc)
    Giảm tốc 0~9 (10 bậc)
    Bộ nhớ 100 dữ liệu
    Số rotor 10 rotors
    Khoảng thiết đặt bán kính rotor 0,1 mm đến bán kính lớn nhất
    Hiển thị kỹ thuật số

    RPM, RCF, thời gian, nhiệt độ, nhiệt độ giới hạn, chương trình, thời gian gia tốc/giảm tốc

    số rotor, bán kính rotor, tự kiểm tra

    Nguồn điện 220V, 60Hz, 1 pha, 4.0kW
    Kích thước máy chính 710 x 1000 x 1260 mm
    Trọng lượng 430 kg

    8.  LÒ NUNG NHIỆT ĐỘ CAO NABERTHERM HTC03/14

    Hãng: Nabertherm

    Model: HTC 03/14

    Xuất xứ: Germany

    Giới thiệu chung

    - Là dòng sản phẩm lò nung sử dụng trong phòng thí nghiệm có thể nung tới 1400ºC. Sử dụng thanh đốt Carbon SiC có độ bền cao, thời gian sử dụng lâu và tốc độ nung rất nhanh. Thời gian nung tới 1400ºC chỉ khoảng 40 phút, phụ thuộc vào loại model và điều kiện sử dụng.

    - Được thiết kết với cả cửa mở ngang và cửa mở nằm.

    - Vỏ bọc được làm bằng các tấm thép không gỉ kết hợp với nhau.

    - Vỏ bọc được làm dạng kép, tránh ảnh hưởng nhiệt từ bên ngoài và tăng cường độ bền cho thiết bị.

    - Hệ thống đóng ngắt nguồn điện sử dụng relay.

    - Dễ dàng thay thế thanh đốt SiC.

    Thông số kỹ thuật:

    Nhiệt độ nung tối đa: 1400ºC.

    Dung tích nung: 3 Lít

    Thời gian nung tới 1400ºC: 40 phút

    Kích thước buồng nung: 120 x 210 x 120 mm

    Kích thước bên ngoài: 400 x 535 x 530 mm

    Nguồn điện: 3 pha

    Công suất: 9 kW

    Trọng lượng: 30 Kg.

    Hoạt động Nghiên cứu Khoa học và Triển khai (NCKH&TK) của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ (Trung tâm) chính là hoạt động nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ bức xạ (CNBX) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

    Sau khi Trung tâm có quyết định thành lập vào ngày 14/02/2000 và thiết bị chiếu xạ SVST-Co 60/B chính thức hoạt động thì ngay trong năm đó, 03 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) đã được đặt ra; tiếp nối và trải qua hơn hai mươi năm hoạt động NCKH&TK, tập thể cán bộ, công nhân viên của Trung tâm đã thực hiện tổng cộng 68 Đề tài NCKH, bao gồm 01 Nghị định thư, 02 Đề tài cấp Nhà nước;  01 Dự án sản xuất thử nghiệm, 12 Đề tài cấp bộ, 52 Đề tài /nhiệm vụ cấp cơ sở (Hình 1), tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu chính là:

     

    Hình 1: Phân bố số lượng đề tài NCKH theo từng năm (2000 – 2019)

     

    Bảng 1. Thống kê đề tài theo lĩnh vực NCKH (2000-2019)

    Chú thích: ĐT- đề tài, CS- cơ sở, NV- nhiệm vụ, CB-cấp bộ, DASXT-dự án sản xuất thử, NN- nhà nước, NĐT-nghị định thư

     

    Bảng 2. Thống kê đề tài theo lĩnh vực ứng dụng (2000-2019)

    Chú thích: ĐT- đề tài, CS- cơ sở, NV- nhiệm vụ, CB-cấp bộ, DASXT-dự án sản xuất thử, NN- nhà nước, NĐT-nghị định thư

     

    Tổng hợp đề tài NCKH theo lĩnh vực ứng dụng từ bảng 2 cho thấy:

    - Lĩnh vực thiết kế, chế tạo thiết bị đo, phụ trợ và máy chiếu xạ công nghiệp nguồn Cobalt-60 (11 đề tài - 16% tổng số ĐT): 06 ĐT/NVCS, 01 ĐTCB, 02 ĐTNN và 01 Nghị định thư, được thực hiện từ năm 2000 và giai đoạn 2007 – 2014 (07 năm) là tập trung phát triển đề tài nhất, năm 2016 Trung tâm nhận Giải pháp hữu ích “Hệ thống đảo hàng trong máy chiếu xạ công nghiệp nguồn Cobalt-60”; năm 2015 Trung tâm đã thực hiện thành công Nghị định thư “Lắp đặt hệ đảo hàng và hệ điều khiển máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60 của Viện Nghiên cứu Thực phẩm IIIA, La Habana, Cuba”, bao gồm: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ Điều khiển, lắp đặt hệ Kiểm soát phóng xạ, hệ Đảo hàng, hệ Khí nén; năm 2018 thiết kế, chế tạo, lắp đặt và đưa vào vận hành máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60 VINAGA1 tại Cơ sở Chiếu xạ Đà Nẵng và Trung tâm Chiếu xạ Đồng Nai.

     

    - Lĩnh vực chiếu xạ kiểm dịch hoa, quả tươi (05 đề tài – 7% tổng số ĐT): 05 ĐTCS, được thực hiện từ năm 2009 cho đến nay, sử dụng tia gamma hoặc chùm tia điện tử nghiên cứu chiếu xạ kiểm dịch và kéo dài thời gian bảo quản cho trái Xoài, Thanh long, Chôm chôm Java, trái Vú sữa, trái cây có múi (Bưởi, Cam …) và hoa tươi cắt cành (Cúc, Cẩm chướng...) phục vụ xuất khẩu. Từ sự nỗ lực của tập thể cùng sự hỗ trợ của IAEA thông qua các hợp đồng nghiên cứu (bảng 8), một trong những kết quả nghiên cứu đã được đánh giá và thông qua trong phiên họp thứ mười của Ủy ban các Biện pháp Kiểm dịch thực vật Quốc tế năm 2015 và ban hành trong tiêu chuẩn ISPM 28. Theo đó, liều tối thiểu áp dụng chiếu xạ kiểm dịch bằng tia gamma cho 03 loài rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes, Planococcus lilacinus và Planococcus minor là 231 Gy.

     

    - Lĩnh vực dịch vụ chiếu xạ và an toàn bức xạ (14 đề tài – 21% tổng số ĐT): 14 ĐTCS  được thực hiện trải đều qua các năm từ 2000 đến 2016, điều này cho thấy xuất phát từ nhu cầu thực tế về duy trì và cải tiến thiết bị, xây dựng và cải tiến qui trình nhằm đảm bảo và kiểm soát chất lượng dịch vụ chiếu xạ hàng hoá theo hệ thống quản lý chất lượng trên hai thiết bị chiếu xạ công nghiệp là nguồn gamma Cobalt-60 và máy gia tốc chùm tia điện tử, góp phần duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững dịch vụ chiếu xạ tại Trung tâm.

     

    - Lĩnh vực môi trường (12 đề tài – 18 % tổng số ĐT): 10 ĐTCS, 02 ĐTCB, giai đoạn 2001 đến 2005 là nghiên cứu chế tạo vật liệu phân huỷ sinh học, thân thiện môi trường. Các đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu ghép, kháng khuẩn ứng dụng xử lý nước và nước thải nhà máy dệt nhuộm được tập trung thực hiện từ 2010 đến 2012. Hướng nghiên cứu sử dụng chùm tia điện tử xử lý trực tiếp chất màu trong nước thải dệt nhuộm được mở ra từ 2018.

    - Lĩnh vực Y tế, mỹ phẩm (12 đề tài – 18 % tổng số ĐT): 09 ĐTCS, 03 ĐTCB, các đề tài tập trung nghiên cứu chế tạo vật liệu nano Bạc, nano Vàng và vải gắn nano Bạc từ năm 2007 đến 2014. Một số sản phẩm điển hình lĩnh vực ứng dụng này có thể sản xuất pilot là dung dịch nano Bạc- chất sát trùng, vải kháng khuẩn (bảng 5) và kem dưỡng da chứa nano Vàng. Ngoài ra 2019 có sự phát triển nghiên cứu giá thể nuôi cấy tế bào gốc và sự tham gia đề tài NCKH từ Cơ sở Đà Nẵng về phát triển phần mềm tính toán liều 3D trong nghiên cứu và điều trị ung thư gan.

     

    - Lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản (14 đề tài – 21 % tổng số ĐT): 07 ĐTCS, 06 ĐTCB và 01 DASXT, đã được thực hiện trong 15 năm bắt đầu từ 2004 đến 2019, đã đạt được một số kết quả nhất định: chất điều hoà độ ẩm đất- GAMSorb (Quyết định cấp phép thương mại số 1247 QĐ/BNN-KHCN năm 2006); Phân bón lá nanopolidon và phân bón lá nanostarch (Quyết định cấp phép thương mại số 215/QĐ-TT-ĐPB năm 2012); Dung dịch oligochitosan (RIZASA năm 2016 và STOP năm 2019) (Quyết định cấp phép số 1157/09RR); Dung dịch nano Bạc – NANOKITO (Quyết định cấp phép số 2937/11SRN năm 2016); Sản phẩm Oligochitosan dùng cho thuỷ sản (Quyết định cấp phép số 3465/TCTS-TTKN năm 2017). Sản phẩm được triển khai sản xuất pilot và thương mại (bảng 4 và bảng 5).

     

    Bảng 3. Giải pháp hữu ích

     

    Bảng 4. Sản phẩm được cấp phép thương mại

    Về các công trình/báo cáo (bảng 5) trong 20 năm Trung tâm đã đạt được số lượng đăng tải tổng cộng: 64 bài báo trên Tạp chí Quốc tế, 85 bài báo trên Tạp chí Quốc gia/Trong nước, 34 báo cáo tham gia Hội nghị Quốc tế, 80 báo cáo tham gia Hội nghị Trong nước, 03 Sách chuyên khảo và 07 Ấn phẩm khác.

     

    Bảng 5. Tổng hợp số lượng công trình/báo cáo đã công bố (2000 – 2019)

    Chú thích: TCQT- Tạp chí quốc tế, TCQG/TN- Tạp chí quốc gia/trong nước, HNQT- Hội nghị quốc tế, HNTN - Hội nghị trong nước, AP-Ấn phẩm

     

    Ngoài ra công tác hợp tác quốc tế NCKH&TK trong lĩnh vực CNBX cũng được Trung tâm quan tâm thúc đẩy hợp tác từ những năm đầu thành lập, đến nay Trung tâm đã thực hiện thành công 02 Dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA (TC project: VIET 8/010 (1995-2001) và VIET 8/018 (2005-2006) (bảng 6); 06 Hợp đồng nghiên cứu khoa học với Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế - IAEA (bảng 7); đã tham gia tích cực và hiệu quả các dự án hợp tác vùng RAS 032, 042, 046, 096,.. , Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA), Chương trình hợp tác song phương và trao đổi cán bộ nghiên cứu với Nhật Bản… Thông qua sự hợp tác quốc tế này nhiều cán bộ nghiên cứu, nhân viên Trung tâm đã được đào tạo, trưởng thành, tích luỹ nhiều kinh nghiệm chuyên môn NCKH&TK trong lĩnh vực CNBX.

     

    Bảng 6. Tổng hợp Dự án hợp tác kỹ thuật với Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế - IAEA (TC project)

     

    Bảng 7. Tổng hợp Hợp đồng NCKH với Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế - IAEA

     

    Hoạt động NCKH&TK của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ (VINAGAMMA) đã đạt được những kết quả nhất định và có đóng góp to lớn cho việc ứng dụng CNBX phục vụ phát triển kinh tế -xã hội.