Hoạt động Nghiên cứu Khoa học và Triển khai (NCKH&TK) của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ (Trung tâm) chính là hoạt động nghiên cứu, ứng dụng Công nghệ bức xạ (CNBX) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi Trung tâm có quyết định thành lập vào ngày 14/02/2000 và thiết bị chiếu xạ SVST-Co 60/B chính thức hoạt động thì ngay trong năm đó, 03 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) đã được đặt ra; tiếp nối và trải qua hơn hai mươi năm hoạt động NCKH&TK, tập thể cán bộ, công nhân viên của Trung tâm đã thực hiện tổng cộng 68 Đề tài NCKH, bao gồm 01 Nghị định thư, 02 Đề tài cấp Nhà nước; 01 Dự án sản xuất thử nghiệm, 12 Đề tài cấp bộ, 52 Đề tài /nhiệm vụ cấp cơ sở (Hình 1), tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu chính là:
Hình 1: Phân bố số lượng đề tài NCKH theo từng năm (2000 – 2019)
Bảng 1. Thống kê đề tài theo lĩnh vực NCKH (2000-2019)
Chú thích: ĐT- đề tài, CS- cơ sở, NV- nhiệm vụ, CB-cấp bộ, DASXT-dự án sản xuất thử, NN- nhà nước, NĐT-nghị định thư
Bảng 2. Thống kê đề tài theo lĩnh vực ứng dụng (2000-2019)
Chú thích: ĐT- đề tài, CS- cơ sở, NV- nhiệm vụ, CB-cấp bộ, DASXT-dự án sản xuất thử, NN- nhà nước, NĐT-nghị định thư
Tổng hợp đề tài NCKH theo lĩnh vực ứng dụng từ bảng 2 cho thấy:
- Lĩnh vực thiết kế, chế tạo thiết bị đo, phụ trợ và máy chiếu xạ công nghiệp nguồn Cobalt-60 (11 đề tài - 16% tổng số ĐT): 06 ĐT/NVCS, 01 ĐTCB, 02 ĐTNN và 01 Nghị định thư, được thực hiện từ năm 2000 và giai đoạn 2007 – 2014 (07 năm) là tập trung phát triển đề tài nhất, năm 2016 Trung tâm nhận Giải pháp hữu ích “Hệ thống đảo hàng trong máy chiếu xạ công nghiệp nguồn Cobalt-60”; năm 2015 Trung tâm đã thực hiện thành công Nghị định thư “Lắp đặt hệ đảo hàng và hệ điều khiển máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60 của Viện Nghiên cứu Thực phẩm IIIA, La Habana, Cuba”, bao gồm: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt hệ Điều khiển, lắp đặt hệ Kiểm soát phóng xạ, hệ Đảo hàng, hệ Khí nén; năm 2018 thiết kế, chế tạo, lắp đặt và đưa vào vận hành máy chiếu xạ nguồn Cobalt-60 VINAGA1 tại Cơ sở Chiếu xạ Đà Nẵng và Trung tâm Chiếu xạ Đồng Nai.
- Lĩnh vực chiếu xạ kiểm dịch hoa, quả tươi (05 đề tài – 7% tổng số ĐT): 05 ĐTCS, được thực hiện từ năm 2009 cho đến nay, sử dụng tia gamma hoặc chùm tia điện tử nghiên cứu chiếu xạ kiểm dịch và kéo dài thời gian bảo quản cho trái Xoài, Thanh long, Chôm chôm Java, trái Vú sữa, trái cây có múi (Bưởi, Cam …) và hoa tươi cắt cành (Cúc, Cẩm chướng...) phục vụ xuất khẩu. Từ sự nỗ lực của tập thể cùng sự hỗ trợ của IAEA thông qua các hợp đồng nghiên cứu (bảng 8), một trong những kết quả nghiên cứu đã được đánh giá và thông qua trong phiên họp thứ mười của Ủy ban các Biện pháp Kiểm dịch thực vật Quốc tế năm 2015 và ban hành trong tiêu chuẩn ISPM 28. Theo đó, liều tối thiểu áp dụng chiếu xạ kiểm dịch bằng tia gamma cho 03 loài rệp sáp Dysmicoccus neobrevipes, Planococcus lilacinus và Planococcus minor là 231 Gy.
- Lĩnh vực dịch vụ chiếu xạ và an toàn bức xạ (14 đề tài – 21% tổng số ĐT): 14 ĐTCS được thực hiện trải đều qua các năm từ 2000 đến 2016, điều này cho thấy xuất phát từ nhu cầu thực tế về duy trì và cải tiến thiết bị, xây dựng và cải tiến qui trình nhằm đảm bảo và kiểm soát chất lượng dịch vụ chiếu xạ hàng hoá theo hệ thống quản lý chất lượng trên hai thiết bị chiếu xạ công nghiệp là nguồn gamma Cobalt-60 và máy gia tốc chùm tia điện tử, góp phần duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững dịch vụ chiếu xạ tại Trung tâm.
- Lĩnh vực môi trường (12 đề tài – 18 % tổng số ĐT): 10 ĐTCS, 02 ĐTCB, giai đoạn 2001 đến 2005 là nghiên cứu chế tạo vật liệu phân huỷ sinh học, thân thiện môi trường. Các đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu ghép, kháng khuẩn ứng dụng xử lý nước và nước thải nhà máy dệt nhuộm được tập trung thực hiện từ 2010 đến 2012. Hướng nghiên cứu sử dụng chùm tia điện tử xử lý trực tiếp chất màu trong nước thải dệt nhuộm được mở ra từ 2018.
- Lĩnh vực Y tế, mỹ phẩm (12 đề tài – 18 % tổng số ĐT): 09 ĐTCS, 03 ĐTCB, các đề tài tập trung nghiên cứu chế tạo vật liệu nano Bạc, nano Vàng và vải gắn nano Bạc từ năm 2007 đến 2014. Một số sản phẩm điển hình lĩnh vực ứng dụng này có thể sản xuất pilot là dung dịch nano Bạc- chất sát trùng, vải kháng khuẩn (bảng 5) và kem dưỡng da chứa nano Vàng. Ngoài ra 2019 có sự phát triển nghiên cứu giá thể nuôi cấy tế bào gốc và sự tham gia đề tài NCKH từ Cơ sở Đà Nẵng về phát triển phần mềm tính toán liều 3D trong nghiên cứu và điều trị ung thư gan.
- Lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản (14 đề tài – 21 % tổng số ĐT): 07 ĐTCS, 06 ĐTCB và 01 DASXT, đã được thực hiện trong 15 năm bắt đầu từ 2004 đến 2019, đã đạt được một số kết quả nhất định: chất điều hoà độ ẩm đất- GAMSorb (Quyết định cấp phép thương mại số 1247 QĐ/BNN-KHCN năm 2006); Phân bón lá nanopolidon và phân bón lá nanostarch (Quyết định cấp phép thương mại số 215/QĐ-TT-ĐPB năm 2012); Dung dịch oligochitosan (RIZASA năm 2016 và STOP năm 2019) (Quyết định cấp phép số 1157/09RR); Dung dịch nano Bạc – NANOKITO (Quyết định cấp phép số 2937/11SRN năm 2016); Sản phẩm Oligochitosan dùng cho thuỷ sản (Quyết định cấp phép số 3465/TCTS-TTKN năm 2017). Sản phẩm được triển khai sản xuất pilot và thương mại (bảng 4 và bảng 5).
Bảng 3. Giải pháp hữu ích
Bảng 4. Sản phẩm được cấp phép thương mại
Về các công trình/báo cáo (bảng 5) trong 20 năm Trung tâm đã đạt được số lượng đăng tải tổng cộng: 64 bài báo trên Tạp chí Quốc tế, 85 bài báo trên Tạp chí Quốc gia/Trong nước, 34 báo cáo tham gia Hội nghị Quốc tế, 80 báo cáo tham gia Hội nghị Trong nước, 03 Sách chuyên khảo và 07 Ấn phẩm khác.
Bảng 5. Tổng hợp số lượng công trình/báo cáo đã công bố (2000 – 2019)
Chú thích: TCQT- Tạp chí quốc tế, TCQG/TN- Tạp chí quốc gia/trong nước, HNQT- Hội nghị quốc tế, HNTN - Hội nghị trong nước, AP-Ấn phẩm
Ngoài ra công tác hợp tác quốc tế NCKH&TK trong lĩnh vực CNBX cũng được Trung tâm quan tâm thúc đẩy hợp tác từ những năm đầu thành lập, đến nay Trung tâm đã thực hiện thành công 02 Dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA (TC project: VIET 8/010 (1995-2001) và VIET 8/018 (2005-2006) (bảng 6); 06 Hợp đồng nghiên cứu khoa học với Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế - IAEA (bảng 7); đã tham gia tích cực và hiệu quả các dự án hợp tác vùng RAS 032, 042, 046, 096,.. , Diễn đàn hợp tác hạt nhân Châu Á (FNCA), Chương trình hợp tác song phương và trao đổi cán bộ nghiên cứu với Nhật Bản… Thông qua sự hợp tác quốc tế này nhiều cán bộ nghiên cứu, nhân viên Trung tâm đã được đào tạo, trưởng thành, tích luỹ nhiều kinh nghiệm chuyên môn NCKH&TK trong lĩnh vực CNBX.
Bảng 6. Tổng hợp Dự án hợp tác kỹ thuật với Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế - IAEA (TC project)
Bảng 7. Tổng hợp Hợp đồng NCKH với Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế - IAEA
Hoạt động NCKH&TK của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ (VINAGAMMA) đã đạt được những kết quả nhất định và có đóng góp to lớn cho việc ứng dụng CNBX phục vụ phát triển kinh tế -xã hội.